So sánh tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu Tràm Trà và Tràm Gió có phải là một không? Loại nào có công dụng tốt hơn? Làm thế nào để phân biệt tinh dầu tràm huế và tràm trà?

So sánh tinh dầu Tràm Gió và tinh dầu Tràm Trà

Trên thị trường tinh dầu Việt nam hiện phổ biến có hai loại tinh dầu tràm là tràm trà và tràm gió (tràm huế).Về bản chất, hai loại tinh dầu này đều có công dụng tốt đối với sức khỏe và đều được ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay nhiều khách hàng vẫn chưa biết có sự tồn tại của hai loại tràm này hoặc có biết nhưng vẫn chưa biết cách phân biệt, dẫn đến bối rối và nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Hương Sắc Việthiện đang phân phối cả hai loại: Tinh dầu tràm trà nguyên chất (Teatree) và Tinh dầu tràm gió nguyên chất (Cajeput). Qua hơn 6 năm tư vấn và phục vụ đại lý và khách hàng, Hương Sắc Việt đúc rút các nội dung quan trọng nhất để có thể so sánh công dụng và các cách phân biệt tinh dầu tràm trà và tràm gió.

Bảng so sánh chi tiết tinh dầu Tràm trà và Tràm gió

  Tinh dầu tràm trà Tinh dầu tràm gió/tràm Huế
Tên tiếng Anh Tea tree oil, Melaleuca oil hay Ti tree oil Cajeput oil
Tên khoa học Malaleuca alternifolia Malaleuca Cajuputi
Nguyên liệu Cành, lá cây tràm trà Lá tươi từ của cây tràm gió/ tràm Huế
Thành phần chính terpinen-4-ol (35.0–48.0%) γ-terpinene (14–28%) α-terpinene (6.0–12.0%) 1,8-cineole (40–60%)
Màu sắc Trong, có ánh vàng Trong, màu vàng hơi xanh lục
Mùi vị Cay the, không nóng Mùi dịu, thơm Cay nóng Mùi hăng, nồng
Đặc tính khác Không kích ứng da, an toàn cho trẻ em Kích ứng da mạnh và đặc biệt là niêm mạc mắt hay da hở, phải pha loãng để sử dụng
Tiêu chuẩn hiện hành ISO 4730 (2017) QCĐP 1:2017/TT-H
Hình ảnh hình ảnh cây tràm trà
Đặc điểm sinh trưởng Cây chống chịu không tốt bằng cây tràm gió Cây thân bụi nhỏ, hoa trắng Cây chống chịu tốt
Nguồn gốc Nhập khẩu Úc, ngoài ra có giống được lai ghép và trồng ở một số tỉnh ở Việt Nam, New Guinea, Malaysia, Indonesia Trồng nhiều ở Việt Nam, nổi tiếng nhất ở Phong Điền, Huế, ngoài ra còn có thể tìm thấy ở các nước Đông Nam Á hải đảo.
Sử dụng phổ biến Úc, Mỹ, Châu Âu Y học cổ truyền Việt Nam
Lịch sử Được phát hiện lần đầu năm 1770 tại Úc, sử dụng trong thế chiến II. Sử dụng rộng rãi trong hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Nghiên cứu Y học hiện đại nghiên cứu nhiều Y học cổ truyền nghiên cứu nhiều, y học hiện đại ít nghiên cứu
Phạm vi ứng dụng Làm đẹp là chủ yếu Làm thuốc là chủ yếu
Công dụng - Phòng hỗ trợ điều trị hô hấp

- Phòng hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi

- Trị bệnh ngoài da

- Sát khuẩn Phòng và hỗ trợ điều trị viêm răng lợi

- Diệt nấm, đặc biệt nấm miệng, nấm móng

- Diệt một số nấm gây viêm nhiễm đường sinh dục

- Dùng để làm mỹ phẩm, kem đánh rang, kem trị mụn

- Dùng để bảo quản thực phẩm

- Dùng để bào chế các loại thuốc ho

- Khử trùng vết thương

- Xoa bóp tê, đau nhức

- Xoa bóp giải cảm, ho

- Làm ấm, nóng cơ thể

- Hỗ trợ điều trị viêm mũi họng

Giá cả Từ 80k đến 200k/10ml Giá cao hơn tràm gió 190k-250k/50ml

Tóm lại có 2 yếu tố chính để phân biệt tinh dầu Tràm Gió và tràm trà

1/ Mùi Hương

Rất dễ để nhận ra tinh dầu Tràm gió vì nó có mùi hương quen thuộc, giống như dầu gió khuynh diệp. Ngửi trực tiếp tinh dầu tràm gió có thể nhận thấy mùi thơm cay cay the the, tác động trực tiếp lên khoang mũi khiến việc hít thở dễ dàng hơn.

Tinh dầu tràm trà có mùi thơm ấm hơn, nhẹ hơn tràm huế. Đặc biệt có 1 đặc điểm quan trọng đó là Tinh Dầu Tràm Trà Nguyên Chất thì ban đầu bạn ngửi có thể thấy mùi hắc, xộc lên mũi ( do nhiều nguyên nhân như mùa thu hoạch, mới sản xuất, chưa quen) nhưng sẽ không gây khó chịu hay đau đầu sau khi ngửi hay cho lần ngửi sau (ngửi lâu hơn 1 chút sẽ cảm nhận dc mùi dễ chịu)

2/ Công Dụng

Tràm Gió: Có tính nóng ấm tốt nên dùng trong việc xoa bóp, giữ ấm cơ thể, hỗ trợ chữa trị đau nhức xương khớp khá hiệu quả.

Tràm Úc: Ngoài tính năng ấm và nóng, còn có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ da em bé khỏi vi khuẩn, làm đẹp, làm nước súc miệng…

Sự hạn chế và nổi bật khi sử dụng 2 loại dầu tràm này là: Nếu để xoa bóp, massage xương khớp thì sử dụng tràm gió có công dụng tốt hơn và hiệu quả hơn. Nhưng sử dụng tràm trà (đặc biệt với trẻ sơ sinh) thì lại an toàn hơn ( không gây bỏng rát ngay cả khi sử dụng trực tiếp trên da em bé – nhưng vẫn cần hạn chế dùng đúng liều lượng) và tính năng bảo vệ sức khỏe cho em bé sẽ toàn diện hơn bởi công dụng diệt khuẩn tốt giúp cơ thể em bé sạch sẽ, phòng ngừa vi khuẩn, virus và 1 số bệnh truyền nhiễm do ho hấp hay từ môi trường.

* Link mua tinh dầu Tràm Trà:

https://tinhdaulachampa.net/33-tinh-dau-tram-tra-uc.html

* Link mua tinh dầu Tràm Gió:

https://tinhdaulachampa.net/3-tinh-dau-tram-gio-tinh-chat.html

Ngày đăng: 30/03/2021

Kinh nghiệm khác



Copyright (C) 2014 TINHDAULACHAMPA.NET All Rights Reserved

tinhdaulachampa.net tinhdaulachampa.net tinhdaulachampa.net DMCA.com Protection Status
1
Bạn Cần Hỗ Trợ?