Quá trình sản xuất đèn xông tinh dầu gốm Bát tràng tại Việt Nam

Đèn xông tinh dầu gốm Bát Tràng là một thương hiệu nổi tiếng sản xuất tại Việt Nam. Các quá trình sản xuất ra một chiếc đèn xông đều được người thợ gốm Bát Tràng làm thủ công bằng tay.

Quá trình sản xuất đèn xông tinh dầu gốm Bát tràng tại Việt Nam

Vài năm gần đây, nhu cầu sử dụng tinh dầu trong đời sống ngày càng tăng cao. Một trong những dụng cụ xông tinh dầu phổ biến nhất chính là đèn xông. Tuy vậy, thời kỳ đầu trên thị trường chỉ có những chiếc đèn Trung quốc. Để phục vụ cho nhu cầu Việt hóa sản phẩm này, làng nghề Bát tràng đã bắt tay vào sản xuất và đưa ra thị trường các mẫu đèn xông tinh dầu gốm Bát Tràngvới hoa văn đậm nét Việt Nam như : hoa sen, làng quê, bến sông, chữ thư pháp ...

Cầm những chiếc đèn xinh xắn trên tay, đã bao giờ bạn tự hỏi chúng được tạo ra thế nào chưa? Cùngtinh dầu thiên nhiên Hương Sắc Việt tìm hiểu quy trình sản xuất của một chiếc đèn xông tinh dầu Bát Tràng nhé, chắc chắn bạn sẽ thêm yêu quý nó và tự hào về Việt Nam mình.

Quy trình sản xuất đèn xông tinh dầu gốm Bát Tràng tại Việt Nam gồm các bước sau:

1. Chọn đất sét

Cần phải chọn đất sét có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa cao, càng chứa hàm lượng ô xít sắt thấp càng tốt vì nếu hàm lượng này cao khi sấy khô sẽ bị ngót nhiều và ra thành phẩm sẽ không được trắng.

2. Xử lí, pha chế đất

Trong đất sét sử dụng thường có lẫn tạp chất, cũng tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.

3. Tạo dáng sản phẩm

Trước đây phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Tuy nhiên theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, hiện nay nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một dáng đèn nào đó làm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt. Các mẫu đèn của Bát Tràng thường có đặc điểm chung là đỉnh đèn được làm lõm xuống để có thể trực tiếp đổ nước và tinh dầu lên.

4. Phơi sấy và sửa hàng mộc

Hiện nay người dân bát tràng dùng lò sấy để sấy những chiếc đèn xông tinh dầu mộc, bằng cách tăng nhiệt độ bình thường để cho nước bốc hơi dần dần thay vì hong khô chúng trên giá và để nơi thoáng mát như ngày xưa. Đảm bảo sao cho đèn khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng.

Sau khi đèn khô có thể mang ra chỉnh để đèn được cân và tròn, có thể cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, khoan lỗ trên đèn hoặc đế, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm.

Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm...

5. Vẽ trên đèn xông tinh dầu

Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...

Vì là sản phẩm mỹ nghệ nên giá trị của đèn Bát Tràng cũng khác nhau. Những chiếc đèn xông có kiểu dáng đơn giản giá chỉ vài chục nghìn đồng nhưng có những chiếc cỡ lớn, họa tiết cầu kỳ giá có thể lên tới cả triệu đồng. Với những người yêu cảnh làng quê Việt Nam, những chiếc đèn xông tinh dầu Bát tràngmẫu đèn xông đẹp nhất trong lòng họ.

Đèn xông tinh dầu gốm Bát Tràng - shop Hương Sắc Việt

6. Chỉnh sửa và tráng men

Đèn xông tinh dầu mộc sẽ được làm sạch bụi bằng chổi lông trước khi được mang đi tráng men. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên đèn mộc hoàn chỉnh.

Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men".

7. Nung Gốm trong lò lửa

Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.

Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.

Sau khi lò nguội, nhưng chiếc đèn xông tinh dầu ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết điểm (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.

→ Tham khảo: Cách sử dụng đèn xông tinh dầu tốt nhất

Trên đây, shop Hương Sắc Việt đã khái quát các quy trình để hoàn thiện một chiếc đèn xông tinh dầu Bát Tràng.Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ thêm yêu và ủng hộ cho một sản phẩm thuần Việt nhé.

Ngày đăng: 28/04/2019

Kinh nghiệm khác



Copyright (C) 2014 TINHDAULACHAMPA.NET All Rights Reserved

tinhdaulachampa.net tinhdaulachampa.net tinhdaulachampa.net DMCA.com Protection Status
1
Bạn Cần Hỗ Trợ?